Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Những câu chuyện Marketing và Thông Điệp (phần 2)

Người ta nói: Sales là nghề dễ nhất trong các nghề, và cũng là nghề khó nhất. Dễ bởi bạn không cần phải học kiến thức chuyên môn quá nhiều để có thể khởi đầu trong ngành này, nhưng lại khó nếu bạn không rèn luyện thường xuyên để tạo thành một bản năng sales thực thụ. Ba câu chuyện lượm lặt dưới đây, hy vọng sẽ là món ăn tinh thần dành cho những người làm sales/marketing muốn tăng kĩ năng đàm phán, thuyết phục và khả năng xử lí linh hoạt trong mọi tình huống lên một đẳng cấp mới


1. Donald Trump – doanh nhân xuất sắc bởi phong cách bán hàng thông minh
Là người viết riêng 1 cuốn sách về đàm phán có tên “Nghệ thuật đàm phán”, Donald Trump luôn tự nhận mình là bậc thầy, và thực tế chứng minh, Donald Trump không chỉ là một vị tổng thống gây tranh cãi nhiều nhất trên chính trường mà trên thương trường ông cũng chính là người có dòng máu sale “sói già”, lão luyện nhất. 


Hãy nhìn từ cách Donald Trump bán ô tô. Ông cho rằng, nếu bạn muốn bán một chiếc ô tô, hãy dành 5 USD để rửa, đánh bóng, bôi dầu mỡ và sau đó bạn sẽ bán lời thêm được tới 400 USD. Đây là một trong những nguyên tắc luôn được Trump áp dụng khi đi đám phán các hợp đồng của mình.
Ngược lại, nếu bạn muốn mua một thứ gì đó, Trump cũng có câu trả lời cho bạn. “Hãy thuyết phục người bán rằng, thứ mà họ đang bán thực sự không có giá trị mấy”, Trump nói. Ông luôn tự nói quá về mình và hạ giá trị của đối phương, để cho họ thấy rằng, nếu không bán cho Trump, họ sẽ chẳng bán được nó cho ai khác cả.

Khi xây nhà, Trump luôn mạnh tay nâng giá. “Tôi luôn thêm 50-60 triệu USD vào đơn giá các toà nhà. Nếu khách nói nó có giá 75 triệu USD, tôi sẽ nói nó phải là 125 triệu USD, rồi xây nó với 100 triệu USD. Về cơ bản, đây là một việc khá tệ nhưng khách hàng lại thích và nghĩ rằng tôi làm rất tốt”.
Cũng trong lĩnh vực xây dựng, vị tỷ phú bất động sản này còn hướng dẫn các kiến trúc sư: “Hãy làm như thể chúng ta đã đầu tư rất nhiều vào các bản vẽ. Khi đó, chỉ cần thêm một bài diễn thuyết hoàn hảo, chúng ta sẽ thành công”. Trump tin rằng một bài diễn thuyết trông giống như được chuẩn bị bởi một công ty hàng đầu với nguồn ngân sách lớn sẽ tạo được niềm tin lớn hơn.
Ý chí quyết tâm và sự nhẫn nại là một trong những tính cách khiến Trump thành công. Khi mới gia nhập thị trường bất động sản, Trump đã ngay lập tức phát hiện và nhắm tới khoảnh đất thuộc sở hữu của Genesco, nơi sau này trở thành toà tháp Trump Tower.
Tuy nhiên khi đó, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, việc mua bán bị nhiều người cho là không thực tế. Thế nhưng, Trump vẫn rất quyết tâm và giành được khoảnh đất đó. “Sự kiên nhẫn chính là sự khác biệt giữa thành công và thất bại”, Trump nói.

Bài học rút ra: Dù bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực nào, chỉ cần đừng sợ hãi và làm theo những gì bản năng mách bảo, chắc chắn thành công sẽ đến.

2. SỬA CÁCH NÓI, TĂNG DOANH THU

Khát nước, tôi tạt ngay tới cái KFC gần nhất. Được thúc đẩy bởi nhu cầu sinh tồn, tôi mò ngay tới quầy bán hàng với cái cổ như lò lửa, tay chỉ chỉ vào ly nước ngọt có gas. Anh chàng bán hàng nhìn tôi và hỏi:
– Ly lớn hay nhỏ ạ?
Quầy nước mất ngay doanh thu, bởi sau khi được máy lạnh hồi máu, như tất cả mọi người, tôi tự động trả lời:
– Ly nhỏ.
Một ý nghĩ bất chợt đến với tôi: Giá như anh bán hàng chỉ hỏi: “Ly lớn phải không ạ?”, thì tôi có tự động trả lời có không nhỉ?
Thế là tôi gặp ông Harry Brown, quản lí cửa hàng Abraham & Straus ở Brooklyn, và Fred Griffiths, chủ tịch chuỗi cửa hàng Pennsylvania Drug Stores ở New York. Họ đồng ý cho thử nghiệm, cụ thể, mỗi khi khách hàng hỏi mua Coca-Cola, người bán hàng sẽ hỏi: “Loại lớn đúng không ạ?” thay vì hỏi “Lớn hay nhỏ” như bình thường.
Sau 5.000 lần thử, kết quả là 7 trong 10 khách hàng sẽ tự động đồng ý loại lớn, đồng nghĩa với việc cứ 10 khách hàng thì cửa hàng sẽ lợi thêm 35 xu!
Bài học rút ra: Thay vì đưa ra lựa chọn cho khách hàng, hãy đưa ra câu hỏi mở với lựa chọn tốt hơn.

Một câu chuyện cũng từ McDonald’s

McDonald’s là được coi là tiên phong trong việc triển khai cross-sale thành công khi đã tăng doanh số một năm lên hàng trăm triệu USD, chỉ từ việc huấn luyện nhân viên bán hàng nói 1 câu duy nhất “Anh/chị có muốn ăn thêm khoai tây chiên không?”, và hầu như phần lớn khách hàng đều gật đầu đồng ý thêm món khoai tây chiên sau khi được gợi ý.
 
KẾT
Không ngẫu nhiên khi trong một cuộc khảo sát 1.700 nhân sự cấp cao trong các công ty được xếp loại trong Fortune 500 cho thấy 31,2% trong số họ đã trải qua phần lớn thời gian trong nghề bán hàng/ tiếp thị. Nghề sales hay kĩ năng sales luôn luôn cần thiết cho bất kì ai muốn phát triển hơn trong lộ trình sự nghiệp của mình. 
Nếu bạn luôn mong muốn tìm được chìa khoá để trở thành những nhà bán hàng thành công nhất, với khả năng sử dụng ngôn từ, tư duy của một bậc thầy hãy tham dự chương trình nói chuyện về nghệ thuật tối ưu sức mạnh ngôn ngữ trong bán hàng. Chương trình do Adam Khoo Education và Sales Excellence Institute phối hợp tổ chức, với sự góp mặt của chuyên gia đào tạo Leroy Frank Ratnam - Huấn luyện viên bán hàng số 1 tại châu Á, Giám đốc Học Viện Sales & Marketing Quốc Tế tại Singapore.
Tại đây bạn sẽ gặt hái được những bí quyết, phương pháp tạo ấn tượng trong lần đầu gặp gỡ, sử dụng những cung bậc của ngôn ngữ để chinh phục và biến khách hàng thành fan trung thành say mê sản phẩm của bạn.

Những câu chuyện Marketing và Thông Điệp (phần 1)

Lịch sử phát triển Marketing đã trải qua hơn 100 năm đã để lại nhiều bài học cho ngành Marketing hiện đại. Vẫn còn đó những câu chuyện marketing mang tính thời và có rất nhiều ý nghĩa.
Lịch sử phát triển Marketing đã trải qua hơn 100 năm đã để lại nhiều bài học cho ngành Marketing hiện đại. Vẫn còn đó những câu chuyện marketing mang tính thời và có rất nhiều ý nghĩa


1. Bán giày ở Châu phi.

Hai hãng sản xuất giày nọ đồng loạt cử nhân viên tới Châu Phi để tìm hiểu các phương hướng phát triển thị trường tại đây. Nhân viên của công ty thứ nhất sau khi xem xét đã gọi điện về “tổng hành dinh”: “Không có hy vọng phát triển thị trường ở đây, vì người dân xứ này chỉ đi chân đất”. Còn nhân viên công ty thứ hai thì hồ hởi điện về cho hãng của mình: “Hãy đến đây thật nhanh, vì đây là nơi lý tưởng để bán giày. Người dân ở đây chưa ai có giày để đi cả”. Kết quả là công ty thứ hai lập tức lên kế hoạch phát triển thị trường ở châu lục này và đã thành công.
Bài học rút ra: Câu chuyện trên cho thấy cùng một sự việc nhưng hai người có hai cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Người dân Châu Phi đi chân đất chỉ là một thói quen trong điều kiện kinh tế lạc hậu. Nếu coi đó là một yếu tố bất biến thì sẽ bỏ qua một thị trường đầy tiềm năng như cách người thứ nhất đã làm. Ngược lại, nhận thấy thói quen đó có thể thay đổi cùng với sự phát triển của nền kinh tế như người thứ hai thì sẽ thành công. Đây là một câu chuyện kinh điển dạy bài học về phương pháp đánh giá thị trường.
Việc nhìn nhận đúng bản chất của thị trường và tiềm năng của nó là một phần hoạt động Marketing. Để thành công cần có chiến lược bán hàng để khơi gợi nhu cầu, kích thích nhu cầu đi giày của người Châu Phi. Câu chuyện dưới đây sẽ cho thấy vai trò quan trọng của chiến lược tiếp thị sản phẩm.
2. Bán lược cho sư.

Qua hình ảnh của 3 người bán hàng trên chúng ta có thể thấy:
Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì.
Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm.
Người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm.
Bài học rút ra: Ngoài việc nhìn thấy nhu cầu tiềm năng của thị trường, người tiếp thị cần khơi gợi và kích thích nó phát triển thành hành động mua hàng và phát triển ra càng nhiều khách hàng.
3.Bán chéo sản phẩm.
Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm sâm. Người dân xứ Hàn thường xuyên ăn nhiều sâm tươi nên rất khỏe. Ngay cả các quý ông cao tuổi cũng khỏe “quá mức” đến độ nhu cầu chăn gối cũng vẫn rất cao kể cả khi họ trở thành U70.
Nhu cầu trên dẫn đến chuyện các quý ông trên có nhu cầu cao trong việc mua bao cao su để đáp ứng cho sinh hoạt thường xuyên của mình. Ngặt một nỗi xã hội Hàn Quốc là một xã hội Á Đông và người ta vẫn có tâm lý ngại ngùng trong chuyện ghé vào nhà thuốc hỏi mua bao cao su, đặc biệt là đối với các quý ông đã ngấp nghé tuổi 70. Thấu hiểu được tâm lý này của khách hàng, các nhà thuốc ở Hàn Quốc đã có sáng kiến rất hay là đóng gói 1 hộp bao cao su vào 1 bánh xà phòng và bán chung thành một package. Các quý ông khi ghé vào nhà thuốc sẽ không còn phải hỏi mua “bao cao su” nữa mà có thể lớn giọng “cho tôi một bánh xà phòng”! Thật là nhất cử lưỡng tiện – nhà thuốc vừa bán được bao cao su, vừa bán được xà phòng, trong khi các quý ông thì lại luôn sạch sẽ (nhờ xà phòng!) và tránh được cảm giác ngại ngùng khi hỏi mua bao cao su!
Bài học marketing được rút ra từ case nói trên là khi làm marketing, chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu, hành vi của khách hàng và tìm ra các cách thức sáng tạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Khi phân tích nhu cầu, hành vi khách hàng thì những yếu tố văn hóa – xã hội trong môi trường marketing là rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình tìm tòi sáng tạo, chúng ta có thể lại tìm ra những cơ hội mới, chẳng hạn như cơ hội bán chéo sản phẩm nói trên. Tình huống này cũng là một ví dụ fun để giải thích cho học viên hiểu được một khái niệm nghe rất nghiêm túc trong marketing là “cross selling” – bán chéo sản phẩm!
Một bài học nữa có thể rút ra từ tình huống nói trên là mục đích bán chéo sản phẩm không phải bao giờ cũng là tối đa hóa nguồn thu từ khách hàng (hiện hữu) mà có thể là nhằm bảo vệ mối quan hệ với khách hàng.
Câu chuyên tương tự:
Cộng doanh số bán hàng trong ngày, thấy nhân viên mới đến bán được những 100 ngàn đôla, chủ cửa hàng gọi anh này lên hỏi:
– Chỉ với một vị khách, làm thế nào mà cậu bán được ngần ấy tiền hàng?
– Đầu tiên, ông ta mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi khuyên ông ta mua thêm một cái loại vừa và một cái lớn. Mua xong lưỡi câu, tôi bảo ông ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại nhỡ và loại to. Tiếp đến là cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ… Cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận nhà cho khách, tôi khuyên ông ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi picnic.
– Như vậy là cậu đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ bắt đầu từ ý định chỉ mua một cái lưỡi câu. Giỏi lắm!
– Không hẳn thế đâu ạ – cậu nhân viên giải thích – Ông ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi khuyên ông ta rằng: Nếu vợ ông ở tình trạng như vậy, thì ông không nên ở nhà mà tốt nhất là đi câu vài ngày.
Bài học rút ra: Người bán hàng phải hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng và tìm ra cách thức để đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng. Một lưu ý khi thực hiện bán chéo sản phẩm khi phân tích nhu cầu hành vi của khách hàng phải chú ý tới yếu tố văn hóa và môi trường Marrketing.
4. Câu chuyện Anh bán kính.
Trong một công ty nọ, chuyên bán các sản phẩm về kiếng xây dựng, có một anh chàng bán hàng rất cừ khôi, doanh số cá nhân của anh vượt trội hơn hẳn những người khác cùng công ty. Một hôm, sếp của anh ta hẹn gặp mặt anh và ngỏ lời bảo anh chia sẻ bí quyết bán hàng của mình cho những người khác trong công ty để nhằm gia tăng doanh số chung, đổi lại anh ấy sẽ được thưởng hậu hĩnh. Và rồi, anh ta vui vẻ nhận lời.
Trong buổi họp mặt các nhân viên kinh doanh, anh ta vui vẻ chia sẻ bí quyết khi đi bán hàng của mình. Khi đi bán hàng, anh ta mang theo một tấm kiếng mẫu và một cây búa. Khi giới thiệu cho khách hàng, anh ta vừa nói vừa cầm cây búa gõ vào tấm kiếng để chứng minh tính chịu lực cực tốt của kiếng, thậm chí khi kiếng bị vỡ cũng không vỡ vụn mà vẫn còn tính liên kết, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, như thế người mua hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của kiếng, và đồng ý mua hàng. Trong công ty ai nấy nghe xong đều vỡ òa lẽ lý, mọi người vỗ tay tán thưởng, sau này tất cả các nhân viên kinh doanh đều trang bị thêm cây búa và tấm kiêng khi đi thuyết phục khách hàng.
Một thời gian sau đó, khi doanh số của mỗi cá nhân đã tăng lên đáng kể, thì điều kỳ lạ là doanh số cá nhân của anh chàng kia vẫn luôn nhiều hơn những người khác. Lúc này sếp lại gọi anh ta vào phòng và nạt quát hỏi lý do tại sao anh ta vẫn chưa chịu chia sẻ hết bí quyết cho mọi người trong công ty mà còn giấu nghề. Anh ta bình thản trả lời là đã chia sẻ hết rồi, nhưng sau khi chia sẻ thì anh ta đã tiếp tục cải tiến phương pháp bán hàng của mình, thay vì cầm cây búa tự gõ lên tấm kiếng, thì anh ta đưa hẳn cây búa cho khách hàng tự đập lên kiếng, như thế họ sẽ cảm giác thật hơn và bị thuyết phục hơn hẳn.
Bài học rút ra: Sự nhạy bén trong nhìn nhận trong kinh doanh luôn luôn thay đổi để tạo ra sự khác biệt nếu không muốn tụt hậu.
5. Người ăn mày – bài học Marketing kinh điển.

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.
5. Người ăn mày – bài học Marketing kinh điển.
Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.
 Bài học về người ăn mày là một trong những câu chuyện kinh điển về Marketing mà bất kỳ dân marketing nào cũng phải thán phục và học hỏi
Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
– Xin anh… cho tôi ít tiền đi! – Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
– Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
– Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.
– Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học! – Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
– Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
– Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
– Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
– …???
– Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
– Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
– Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi căn vặn.
– Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
– Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
– Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
– Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
– Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
– Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.
– Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
– Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh. Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
– Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
– Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
– Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
Quá chuẩn!
– Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
– Ối ông cũng có vợ con?
– Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Tôi buột miệng:
– Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?
Từ những câu chuyện trên cho ta bài học để kinh doanh tốt không những cần phải có ý tưởng tốt mà còn sự nhạy bén và tư duy nhanh nhạy vì các tình huống bán hàng trong cuộc sống là không giống nhau.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

CV cá nhân

Link PDF

Logo cá nhân và ý nghĩa (phần 2)

Câu lạc bộ bơi lội King Dragon
-Với màu chủ đạo của logo là màu xanh, nhắn đến xanh thì ai cũng biết đó là màu của dòng nước. Và ai cũng biết môn thể thao khi ở dưới nước chính là môn bơi lội
-Sở dĩ câu lạc bộ có tên là "King Dragon"-Long Vương vì tại nơi này dành cho những ai có niềm đam mê bơi lội mãnh liệt và hết mình, chúng tôi đảm bảo rằng, những vận động viên ở đây sẽ trở thành những tay bơi xuất chúng như những Long Vương, và cơ thể sẽ trở nên cường tráng, khỏe mạnh như cá voi, tốc độ nhanh như những con cá mập đang săn mồi như slogan của chúng tôi "Great as whale, strong as shark"-Khỏe như cá voi, nhanh như cá mập.

Logo cá nhân và Ý nghĩa (phần 1)

Nhãn hiệu Bia tươi Brewmaster
Với nhãn hiệu chủ đạo là màu đen kèm theo viền và slogan màu xanh. Tại sao lại có màu xanh? Vì đó là màu của nước, là màu của dòng chảy con sông. Trong cuộc sống, chúng ta vì luôn theo đuổi khát vọng, hoài bão nên chúng ta sẽ có lúc mệt mỏi và quên đi những giai điệu, niềm vui, điều kỳ diệu của cuộc sống. Bia tươi Brewmaster của chúng tôi sẽ giúp bạn gạt bỏ hết mọi buồn lo, phiền não theo dòng chảy của thời gian và giúp bạn tận hưởng những niềm vui, điều kỳ diệu bất tận bên gia đình, bạn bè và những người bạn yêu quý.
Tên nhãn hiệu Brewmaster cùng với Slogan "Let's celebrate with another round.", tạm dịch là "Hãy ăn mừng  chầu nhậu khác nào". "Brewmaster" dựa theo tên nhân vật Dota hoặc Dota 2, nếu ai là game thủ hoặc fan game Dota hoặc Dota 2 chân chính, chắc hẳn ai cũng biết Brewmaster là một bậc thầy túy quyền với tinh thần lạc quan, yêu đời với phong cách chiến đấu bằng những đòn túy quyền đầy bá đạo. Còn slogan dựa theo câu nói của Brewmaster, anh ta luôn lấy bia làm cảm hứng để sáng tạo ra những động tác túy quyền cũng như những câu nói, những lời văn hài hước, dí dỏm và bất hủ.Việc lấy tên nhãn hiệu cùng với slogan này. chúng tôi tin rằng sau khi uống, các bạn sẽ cảm thấy tinh thần trở nên vui tươi, thoải mái hơn và đặc biệt rất hợp với những người có trí tưởng tượng phong phú, họ sẽ tạo ra những câu nói chứa đầy sự bá đạo, hài hước và dí dỏm, nhằm tạo ra một không khí vui vẻ, thoải mái đến mức mà ai cũng muốn làm lại một chầu khác

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Ý nghĩa các Logo thương hiệu

Logo 1: Johnie Walker- Striding Man
Hình ảnh có liên quan

Johnnie Walker là một nhãn hiệu rượu Whisky Scotland sở hữu bởi Diageo có xuất xứ từ KilmarnockAyrshireScotland. Đây là nhãn hiệu rượu whisky pha Scotland phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới, được bán ở hầu khắp các quốc gia với trên 130 triệu chai một năm . Ở Việt Nam, nó còn được biết đến với tên gọi Ông già chống gậy do logo của sản phậm rượu có hình một người đàn ông với cây gậy.

1.Lịch sử
Được biết đến như Walker's Kilmarnock Whisky (rượu Whisky Kilmarnock của Walker), nhãn hiệu Johnnie Walker là tài sản do John (Johnnie) Walker (1805 – 1857) để lại sau khi ông bắt đầu bán rượu whisky ở một cửa hàng tạp phẩm tại Ayrshire, Scotland.
- Khởi nghiệp từ năm 14 tuổi với tiệm tạp hóa nhỏ ở vùng Kilmarnock, John Walker không ngờ sự nghiệp và tên tuổi của mình lại vang danh khắp Thế giới. Nhiệt tình và sự thông minh của tuổi trẻ đã giúp anh thỏa mãn sự tìm tòi sáng tạo của mình bằng cách pha trộn nhiều loại rượu khác nhau để tìm ra được loại rượu thượng hạng cho khách hàng. Cuộc hành trình để khám phá những hương vị mới bắt đầu
- Từ những năm 1860, những chai rượu với hình dáng “Vuông thành góc cạnh” ra đời và xuất hiện trên các kệ rượu  ở khắp nơi trên Thế giới, không thể vắng mặt trong những bữa tiệc sang trọng thời ấy
- Cuộc hành trình tiếp tục đến thế kỷ 20 khi những người cháu của John Walker là George và Alexander tham gia vào công cuộc tiếp thị một “Thương hiệu”. Năm 1909, hình ảnh Thương hiệu đơn sơ ngày nào đã được họa sĩ trẻ giỏi nhất thời bay giờ - Tom Browne phát họa hình ảnh của Johnnie cách điệu thành một Quý ông chống gậy đang sải bước. Những dòng sản phẩm sau này ra đời đã gắn liền với hình ảnh của “người đàn ông sải bước” (Striding man), tự tin bước vào những sự kiện văn hóa toàn cầu, từ tầng lớp Quý tộc thời xưa đến giới Thượng lưu và sành điệu của thời hiện đại
- Bí mật của sự thành công ấy là sự thấu hiểu khách hàng và niềm đam mê vươn tới những tiêu chuẩn chất lượng để hình thành loại rượu Scotch whisky ngon nhất thế giới
2. Ý Nghĩa
Hình ảnh biểu tượng của Johnnie Walker – Striding Man (người đàn ông sải bước) được họa sĩ biếm họa Tom Browne vẽ vào năm 1909 trở thành một hình ảnh tuyệt vời được toàn thế giới công nhận và là hiện thân của loại rượu mạnh dành cho cả thế giới.
Biểu tượng này ra đời một cách hết sức tình cờ. Trong một lần, Alexander Walker (hậu duệ của John Walker) mời họa sĩ trẻ và tài giỏi nhất thời đó Tom Browne dùng bữa trưa, uống rượu, sau đó yêu cầu Tom vẽ cho một bức tranh biểu tượng cho thương hiệu ở mặt sau của tờ thực đơn. Và kết quả là Striding Man ra đời ngay trên chiếc khăn ăn.
Từ câu chuyện thú vị trên, câu slogan “không ngừng bước tới” cũng ra đời. Những dòng sản phẩm sau này xuất hiện gắn liền với “tuyên ngôn” trên cùng biểu tượng “người đàn ông sải bước”, tự tin bước vào những sự kiện văn hóa toàn cầu, từ tầng lớp quý tộc thời xưa đến giới thượng lưu và sành điệu của thời hiện đại.
Johnnie Walker giờ đây không chỉ là thương hiệu lớn nhất thế giới mà còn trở thành một biểu tượng toàn cầu của tinh thần vươn tới. “Không ngừng bước tới” đi vào đời sống, trở thành khẩu ngữ đầy cảm hứng của bao thế hệ. Sau 200 năm, “người đàn ông sải bước” vẫn lịch lãm tiến về phía trước.
Logo 2: Heineken
Kết quả hình ảnh cho logo heineken
1. Lịch sử
Heineken (phát âm [ˈɦɛinəkə(n)]) là công ty sản xuất bia của Hà Lan, được Gerard Adriaan Heineken thành lập vào năm 1864 tại thành phố Amsterdam. Năm 2012, Heineken sở hữu khoảng 190 nhà máy bia tại hơn 70 quốc gia khác nhau. Heineken được là nhà sản xuất bia lớn thứ ba trên thế giới sau Anheuser-Busch InBev và SABMiller tính theo khối lượng. Nhà máy bia Heineken Hà Lan đặt tại Zoeterwoude, 's-Hertogenbosch và Wijlre. Nhà máy bia ban đầu tại Amsterdam bị đóng cửa vào năm 1988 và được bảo tồn như một bảo tàng với tên gọi là Heineken Experience.



Công ty Heineken được thành lập khi Gerard Adriaan Heineken được 22 tuổi trên cơ sở mua lại từ một nhà máy bia có tên là De Hooiberg (Haystack) tại thành phố Amsterdam, Hà Lan. Vào năm 1873, Heineken chính thức ra đời ở thành phố Amsterdam. Mãi đến năm 1887, một nhà máy mới được xây dựng ở thành phố Amsterdam. Năm 1942, Alfred Heineken biến Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp danh tiếng. Năm 1975, nhà máy mới tại Hà Lan đi vào hoạt động. Và đến năm 2003, Heineken Cold Filtered & Heineken Export được thay thế bằng Heineken.

2. Ý nghĩa
Alfred Heineken, cháu nội của nhà sáng lập, gia nhập vào năm 1942 và biến Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp gần gũi với khách hàng.
Cũng chính vì tiêu chí gần gũi này, ông yêu cầu bộ phận quảng cáo “biến tấu” chữ e trong dòng chữ Heineken. Ông gợi ý rằng, chữ “e” trên logo của hãng cần phải trông “thân thiện hơn”.
Vì vậy, tất cả các chữ “e” trong thiết kế logo của Heineken được in nghiêng ra sau và trông như thể chúng đang cười ngặt nghẽo.
Nhờ chiến lược gần gũi với khách hàng này, ông Alfred đưa ra chủ trương xuất khẩu bia ra toàn thế giới. Trong nhiều năm qua, Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và trở thành loại bia nhập khẩu số 1 tại Mỹ.
Đặc biệt, số lượng bia lon được Heineken sản xuất trong năm 2002 có thể xếp thành vòng xung quanh trái đất 35 lần.
Logo 3: Coca Cola
Kết quả hình ảnh cho logo coca cola

Coca-Cola (còn có tên rút gọn là Coke) là một thương hiệu nước ngọt có ga chứa nước cacbon điôxít bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-Cola ban đầu được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ XIX với mục đích trở thành một loại biệt dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại công thức loại thuốc uống này, và bằng những chiền thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX. Tên của Coca-Cola bắt nguồn từ hai thành phần nguyên bản của thức uống này: hạt côla (chứa nhiều caffein) và lá cây côca. Hiện nay, công thức Coca-Cola vẫn còn là một bí mật thương mại, dù cho nhiều công thức thử nghiệm khác nhau đã được công bố rộng rãi.


Công ty Coca-Cola sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần chất lỏng cô đặc. Phần nước này sau đó sẽ được bán cho các nhà máy đóng chai Coca-Cola có giấy phép kinh doanh trên khắp thế giới. Các nhà máy này đã có hợp đồng độc quyền theo từng khu vực với công ty, và sẽ tiếp tục hoàn thành sản phẩm bằng cách đóng lon hoặc chai đựng chất cô đặc kèm với nước đã qua xử lý và các chất tạo ngọt. Một lon Coca-Cola 1.2 oz cơ bản ở Mỹ (tức lon 350 ml) có thể chứa tới 38 gram (tức 1,3 oz) đường (thường ở dưới dạng đường HFCS). Các loại Coca-Cola đóng chai sau đó sẽ được bày bán, phân phối và vận chuyển tới các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và máy bán hàng tự động trên toàn thế giới. Công ty Coca-Cola ngoài ra cũng bán phần chất cô đặc cho các thùng chứa nước ngọt tại các nhà phân phối dịch vụ thực phẩm và các nhà hàng lớn
1. Lịch sử

Nguồn gốc ra đời

Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái.
Pemberton giữ lại công thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của cây Kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một lượng đáng kể cocain và caffeine. Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu, mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.
Sau khi sáng chế ra Coca-Cola, Pemberton rất vui sướng và đã đi khắp nơi chào bán loại nước uống này, đặc biệt tại các quán "Soda-bar" đang thịnh hành ở thành phố Atlanta. Tuy nhiên, Pemberton đã rất thất vọng vì không ai chịu uống thử Coca-Cola. Nó có màu nâu đen và mọi người đều coi đó là thuốc chứ không phải một loại nước giải khát đơn thuần. Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trong quán bar "Jacobs Phamarcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước soda thay vì nước lọc bình thường theo công thức của Pemberton.


Loại Coca-Cola được pha nhầm đó lại ngon miệng hơn bình thường, làm sảng khoái khác thường và lúc đó Coca-Cola mới có thể phục vụ số đông người tiêu dùng. Từ đó quán bar này mỗi ngày pha và bán được từ 9 đến 15 ly Coca-Cola. Tuy nhiên, cả năm đầu tiên Pemberton mới chỉ bán được 95 lít siro Coca-Cola.

Thế kỷ XX

Bức tranh quảng cáo ngoài trời đầu tiên của Coca-Cola được vẽ vào năm 1894 tại Cartersville, Georgia. Xi rô Cola được bán dưới dạng một thực phẩm chức năng dùng luôn để điều trị bệnh đau dạ dạy. Sau khoảng thời gian Coca-Cola xuất hiện được 50 năm, thức uống này đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1935, Coca-Cola đã được chứng nhận kosher (tức là một thực phẩm phù hợp các yêu cầu về chế độ ăn uống của Đạo luật Do Thái) bởi Atlanta Rabbi Tobias Geffen, sau khi công ty có một sự thay đổi nhỏ về nguồn gốc một số thành phần trong đồ uống.

New Coke

Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Coca-Cola đã công khai việc thay đổi công thức đồ uống với sản phẩm mới có tên "New Coke". Các khảo sát sau đó cho thấy hầu hết người tiêu dùng yêu thích vị của New Coke hơn là Coke và Pepsi, tuy nhiên quản lý của Coca-Cola lại không lường trước đến sự hoài niệm của công chúng đối với loại đồ uống cũ, dẫn đến việc người dân biểu tình phản đối rất nhiều. Ngày 10 tháng 7 năm 1985, Công ty Coca-Cola đã một lần nữa thay đổi trở lại công thức truyền thống với sản phẩm Coca-Cola Classic, sử dụng đường HFCS thay vì đường mía làm chất tạo ngọt chính.
2. Ý nghĩa

Slogan của Coca Cola

Slogan chính là một điều vô cùng cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Tùy theo chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing mà Coke cho ra đời những khẩu hiệu khác nhau, nhằm tạo được sự chú ý đối với công chúng. Hết thế kỷ XX, Coke đã có gần 13 slogan độc đáo. Slogan đầu tiên vào năm 1900 chính là “Drink Coca Cola 5 cent”. Khẩu hiệu gắn liền với hình ảnh giáng sinh chính là “Thirst asks nothing more”.ý nghĩa logo coca cola

Thông điệp mà logo Coca Cola truyền tải

Giống như nhiều doanh nghiệp khác, logo Coca Cola cũng có nhiều phiên bản khác nhau. Từ năm 1886 đến năm 2007, logo Coca Cola đã có 12 phiên bản khác nhau. Về cơ bản, đó chính là tên của thức uống này được thiết kế cách điệu. Ban đầu, logo Coke lấy màu đen làm màu sắc chủ đạo. Sắc đỏ trắng phải đến tận năm 1950 mới được xuất hiện và trở thành nền tảng cho các phiên bản logo về sau.
ý nghĩa logo coca cola
Logo Coca Cola có nhiều phiên bản khác nhau
Phiên bản logo Coca Cola đầu tiên được thiết kế bởi thủ thư Frank Mason Robinson. Việc sử dụng tên của hãng cho logo bắt nguồn từ ý tưởng rằng hai chữ C sẽ trông rất tuyệt trong quảng cáo. Logo của Coke cũng mang tính thời đại ở chỗ đã sử dụng mẫu chữ viết tay Spencerian vốn có ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ trong giai đoạn đó.

Tuy thiết kế của logo Coca Cola hiện nay theo phong cách đơn giản nhưng chính những nét lượn sóng cùng với sắc đỏ trắng đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng công chúng. Đó chính là những dấu ấn làm nên thương hiệu của Coca Cola.
ý nghĩa logo coca cola
Logo Coca Cola hiện nay